Vũ Trụ và Hoa Sen - Trịnh Xuân Thuận

Về nội dung, quyển sách này có thể chia thành ba phần:

- Phần một tác giả kể về cuộc đời nhiều sóng gió của mình. Ông sinh ra ở Bắc Việt, sau đó dời vào miền Nam. Từ nhỏ đến lớn, ông được giáo dục hoàn toàn bằng chương trình tiếng Pháp. Gia đình ông thuộc tầng lớp thượng lưu trí thức, phục vụ cho chế độ Cộng Hòa. Cha ông là một người yêu sách, ông được tiếp cận rất nhiều sách báo, các tác phẩm văn học cổ điển thế giới tới đến các loại sách khoa học. Quyển sách gối đầu giường của ông là "Thế giới như tôi thấy" của Einstein. Chính quyển sách này đã góp phần lớn đưa ông tới lựa chọn theo học ngành thiên văn học tại Mỹ sau này.

- Phần hai nói về quá trình học tập và nghiên cứu khoa học trên đất Mỹ. Ông được thụ hưởng nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới, nơi có những giáo sư hàng đầu, rất nhiều trong số họ đã và sẽ được giải Nobel sau này. Ông cũng dành rất nhiều nỗ lực để có thể theo kịp được chương trình dạy chủ yếu do cách biệt về ngôn ngữ lúc đầu. Ông còn cảm thấy hào hứng mỗi khi được tiếp cận và sử dụng những đài thiên văn lớn nhất thế giới lúc bấy giờ sau bao cố gắng. Mỗi lần được nhìn ngắm bầu trời, độc giả cũng cảm thấy sự thôi thúc, sự khát khao khám phá khi cảm thấy không gian vô tận này.

- Phần ba ông dành nói về vấn đề nhân bản và tâm linh. Giống như Einstein thần tượng của ông, ông cũng là một nhà khoa học luôn hướng về xã hội, nguyện vọng của ông là đưa kiến thức, đặc biệt là kiến thức vật lý thiên văn đến với đại chúng. Sứ mệnh của nhà khoa học không chỉ là đào sâu nghiên cứu, tìm la những định luật định mới mà còn phải đưa những thứ vào thực tiễn cải tạo xã hội, nâng tầm nhận biết của mọi người. Ông còn chủ trương hạn chế sự chuyên biệt hóa tri thức của các nhà khoa học. Nghĩa là nhà khoa học phải biết những thứ khác ngoài lĩnh vực của mình, nhà khoa cũng cần phải biết thơ văn nghệ thuật,... Một nhà khoa học có thể là thiên tài trong lĩnh vực của họ nhưng vẫn chỉ là người rất tầm thường nhất trong cuộc sống thường nhật. Ông chỉ ra không ít những thí dụ điển hình về các nhà khoa học nổi tiếng nhưng có những cách hành xử khó có thể chấp nhận được trước các chuẩn mục đạo đức. Vì thế, ngoài sự quan tâm khoa học, ông còn dành sự đầu tư để phát triển bản thân. Là nhà khoa học nhưng ông mang trong người đầy tinh thần tâm linh tôn giáo. Ông là người biết quý trọng hiện tại, luôn cảm ơn cuộc đời đã tạo cho ông những điều kiện để hướng ông tới việc trở thành một nhà vật lý thiên văn.

Cuối cùng qua tác phẩm mình liên tưởng đến rất nhiều người:
- Nguyễn Hiến Lê: Bởi cách tường thuật lại cuộc sông chân thật ở Miền Nam Việt Nam những ngày trước 1975. Đó có thể xem là những trang sử hấp dẫn đáng tin và đáng được đọc để có cái nhìn chân thực về lịch sử.
- Einstein: Một nhà khoa học có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ, luôn hướng về đại chúng.
- Tom Hanks: Diễn viên thủ vai chính trong bộ phim cảm động về tình người nơi phi trường có tên "The Terminal". Khi Nhân vật chính trong bộ phim vừa đặt chân xuống 1 phi trường ở nước Mỹ thì ông nhận được tin chính quyền ở nước ông bị lật đổ, quốc gia của ông bị xóa sổ và ông trở thành người không quốc tịch.
- Nguyễn Tường Bách: Bởi cách diễn đạt những khái niệm khoa học cực kỳ gần gũi và dễ hiểu của hai nhà khoa học, bạn có thể tìm đọc quyển "Lưới trời ai dệt". Ngoài ra, cả hai ông còn có những cái nhìn sâu sắc, và nhận ra tương quan giữa khoa học và đạo Phât.
- Anh Dũng (là mình á :)_)): đều nghĩ các nhà khoa học suốt ngày chỉ vùi đầu nghiên cứu này nọ, nhưng sau khi đọc quyển "Thế giới như tôi thấy". "Einstein đã chỉ cho tôi thấy không nhất thiết phải như vậy".
- Bạn mình: nhớ lần cuối cùng nói chuyện với nó 1 tiếng thì mất 45 phút nó cảm thấy biết ơn cuộc sống, biết ơn Chúa đã ban cho nó rất nhiều thứ, giờ nó đang là tu sinh và sẽ trở thành linh mục.
- Và cuối cùng là... Trịnh Xuân Thanh: Em họ của ông, người phục vụ cho chế độ đã lật đổ chế độ của ông, hai số phận khác nhau nhưng cùng một một dòng họ.

P/s: Năm rồi đang đọc quyển "Từ Điển Yêu Thích Bầu Trời Và Các Vì Sao" và được truyền cảm hứng và niềm khao khát khám phá. Từng nảy ra ý định sắm một kính thiên văn mà vẫn chưa thành, cảm thấy nhục nhục :|...

Vài dòng sau event "Chạy đến tuột quần"



Sau khi bị shin-splints, chuỗi tháng ngày xa cách với chạy bộ thật lài dài đằng đẵng, một tuần chỉ ráng chạy 1 buổi. May sao cuộc tình kịp hâm nóng bằng quyển Sinh ra để chạy, bản tiếng Anh mang tên Born To Run. Vừa buông quyển sách xuống cũng là lúc nhóm Phú Thọ Runner tổ chức Event "Chạy tới tuột quần", chạy đến khi nào tuột quần thì nghỉ. Còn đợi gì nữa, chỉ còn mỗi việc chơi tới bến!

Tương lai trong tay ta - Nguyễn Hiến Lê: Một bí kíp về quan điểm sống của người đi trước


Nói đến Nguyễn Hiến Lê thì chắc ai cũng nghĩ liền tới "Đắc nhân tâm" hay "Quảng gánh lo đi mà vui sống", hai tác phẩm được bác Lê chuyển ngữ từ How to Win Friends and Influence People và How to Stop Worrying and Start Living... Thế nhưng ít ai biết rằng bác ấy là tác giả của hơn 100 đầu sách từ học làm người, sách nghiên cứu, lịch sử văn hóa và văn học dịch.

Đắc nhân tâm đề cập đến những cách ứng xử để lấy lòng người khác theo kiểu "kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân". Hành động đó cũng tốt thôi nếu không vụ lợi hoặc là hành động xuất phát từ lòng mình. Nếu không, nó là hành động giả dối vl ra, thà không làm còn hơn. Và hơn nữa, cái mục đích của đời mình không phải là đi làm vừa lòng người khác. 

Do vậy, nếu bạn đã dư lòng tốt ở trong người, bụng lại ngập tràn nhân cách mà chưa biết cách nào để tuôn ra cho người khác hưởng nhờ thì đây là quyển sách dành cho bạn. Còn nếu bạn là hạng người tư cách khiếm khuyết thì nên như mình, tránh xa quyển này ra. Yên tâm đi, mình cũng giống bạn thui, cũng biết đến bác Lê qua quyển đắc nhân tâm. Còn quyển quẳng gánh lo đi mà vui sống thì chưa đọc vì thứ nhất nó cũng là sách dịch, thứ hai là nó đồng tác giả với Đắc nhân tâm.

Thay vì tốn thời gian đọc hai quyển đó thì mình khuyên bạn nên tìm đọc vài tác phẩm do bác ấy tự tay viết thì hay hơn nhiều: Tương lai trong tay ta, Sử thế giới, Hồi ký. Sách của bác ấy được trình bày kiểu như đang nói chuyện với độc giả vậy, vừa giảng giải đôi khi khuyên bảo thứ này thứ nọ, đôi khi lại kể chuyện đời mình một cách rất chọn lọc (không bla bla như Vương Hồng Sển).

Trong bài này, mình sẽ tập trung giới thiệu cho các bạn về quyển tương lai trong tay ta, hai quyển kia mình sẽ giới thiệu chi tiết khi khác. Thỉnh thoảng cũng có bạn hỏi mình nên đọc sách gì, vì có nhiều thể loại quá không biết bắt đầu từ đâu. Quyển đầu tiên mình phăng ra ngay không cần suy nghĩ chính là đây..

Cầm quyển tương lai trong tay ta lên nhiều khả năng là bạn sẽ cảm thấy phấn khích ngay từ lời tựa cho xem (nếu bạn là hạng trung nhân, còn nếu bạn là hạng vĩ nhân thì quyển này không đáng cho bạn ngó tới nhé).

Nhớ lại những lầm lỗi trước, sao mà nhiều thế! Kể làm sao cho khỏi rườm? Cho nên tôi chỉ lựa những điều quan trọng mà hồi trên dưới hai mươi năm tuổi ít ai để ý tới. Và tôi thấy những điều đó có thể gòm làm sáu bảy mục:
- Tìm một nhân sinh quan, tự hỏi sống để làm gì, đời người ra sao?
- Nhận rằng bổn phận mỗi người là tạo hạnh phúc cho bản thân và cho người xung quanh.
- Muốn làm tròn bổn phận, phải giữ gìn sức khỏe và tu luyên trí để làm việc.
- Nhưng phải biết cách làm việc cho hiệu quả
- Rồi làm việc xong thì phải nghỉ, kiếm được tiền thì phải tiêu, vậy vấn đề hưởng thú ở đời cần thiết như vấn đề phục vụ xã hội.
- Phải lo tính cho tuổi già khỏi bệnh tật, túng thiếu mà thành một gánh nặng cho gia đình xã hội
- Sau cùng vấn đề quan trọng nhất với thanh niên là vấn đề hôn nhân, vì có khéo lựa bạn trăm năm thì mới có người giúp đỡ, mới vui vẻ, mới hăng hái làm việc, mới hưởng hạnh phúc ở đời được.
Đó là những điều quan trọng theo tôi, đại loại có bấy nhiêu. Tôi nhận rằng nhân sinh quan của tôi rất tầm thường mà những kinh nghiệm của tôi cũng tầm thường nữa. Bạn là hạng trung nhân như tôi thì hãy đọc cuốn này; nếu trái lại bạn nuôi cái lý tưởng noi theo những bậc siêu nhân, những vị thánh mà cải tạo xã hội để cứu vớt cả nhân loại thì tôi xin cung kính ngưỡng mộ bạn, sách của tôi không đáng cho bạn ngó tới.

Theo một mớ điều ở trên, quyển sách triển khai chủ đề trên theo các chương: Nguyên tắc sống, chăm lo sức khỏe, làm việc, trở thành bất hủ trong cuộc đời này (khái niêm bất hủ của bác ấy ngộ nghĩnh lắm), tu tâm luyện trí, về hôn nhân và hưởng tuổi già. Ngoài ra, bác ấy còn bonus cho các bạn nữ cả một chương luôn.

Về nguyên tắc sống, bác khuyên mọi người khi vào đời phác họa cho mình một nhân sinh quan, thứ mà có thế định hình mục đích của bạn sống ở đời này. Bác cũng nói đến nhân sinh quan của mình để đọc giả có thể hình dung khỏi bị mơ hồ mà hiểu sai, phí cả đời này. Khi đã đã phác họa cho mình, bạn sống cho hợp những quy tắc, nhân sinh quan của mình. 

Về sức khỏe, bác quan điểm là phải vận động mỗi ngày thường xuyên. Bác còn quan niệm con ngườii chỉ nên làm việc trí óc nửa ngày, nửa ngày còn lại làm việc tay chân để có ích cho sức khỏe của mình. Nhưng bác không ủng hộ cho việc bỏ nhiều thời gian cho việc tập thể dục, mỗi ngày chỉ cần 15 phút là đủ. Sức khỏe của bạn có tốt, bạn mới có thể dễ dàng cảm thấy khoan khoái, vui vẻ mà làm việc được. Ngoài ra, bác cũng khuyên mọi người nên tìm hiểu kiến thức về sức khỏe, và phải hiểu cơ thể chính mình mà có thể phòng hoặc khá hơn có thể tự chữa khỏi cho mình những bệnh nhỏ nhặt mà không cần tới bác sĩ.

Về làm việc, bác khuyến khích mọi người phải yêu lấy công việc mình làm nhưng phải làm việc có điều độ, tránh làm quá sức mà tổn hại đến sức khỏe mà làm mất đi cái thú ở đời. Khi cảm thấy mệt thì nên nghỉ. Bạn có thể dạo phố, tán gẫu những khi bạn cần nghỉ ngơi nhưng khi làm thì làm cho tới nơi tới chốn. Bạn cũng đừng vì tiền bạc địa vị mà tham công tiếc việc chôn đầu vào nó, vì những thứ đó không làm nên giá trị của bạn ở đờ, mình sẽ giải thích chi tiết ở dưới.

Trở thành bất hủ, bác đánh giá thấp về mức độ thành công/giá trị của một người trên phương diện giàu có. Cái giá trị của một người không đo bằng địa vị, bằng cấp mà đo bằng sự lợi ích của người đó đối với đồng bào, xã hội ngoài công việc mà người đó làm để mưu sinh. Bạn có thể sống lương thiện, nuôi dạy con cái nên người thì đó cũng là tốt rồi, nhưng đó chỉ là bổn phận nghĩa vụ tối thiểu bạn phải hoàn thành ở đời này. Bạn phải làm những việc không tư lợi, vì cái lợi đồng bào, những việc đó mới quyết định giá trị của bạn ở đời này. Đại loại là mọi hành động của bạn trong hiện tại đều trực tiếp/gián tiếp ảnh hưởng đến người khác, đến thế giới này theo những cách khác nhau. Kể cả những việc làm nhỏ nhặt nhất. 
Mỗi khi thấy chán nản, bạn có thể đọc lại câu chuyện của Emma Calve, cô kể lại rằng "Hồi đó tôi cô độc. Tôi đã đợi một bức thư suốt một tuần lễ, lòng lo lắng không xiết tả. Sau cùng thư tới tàn nhẫn cương quyết. Tôi thất vọng ghê gớm. Tôi chỉ muốn chết. Tựa lan can, tôi nhìn dòng nước sâu và tối. Thì một điệu ca văng vẳng tới tai tôi trong lúc tôi đau khổ, giọng ca của một người lái đò vừa chèo vừa hát." Sau đó cô nhận ra mình muốn hát lần cuối, cô lên một chiếc đò xuôi theo dòng kinh vắng vẻ và hát say mê hết thảy các bài hát cô thuộc. Thế là hai bên bờ chen chúc tán thưởng giọng ca của cô, cô phải trốn vào trong để được yên ổn. Hôm sau, cô nhân một bức thư của đôi trai gái. Nhờ giọng hát của cô mà họ có một đêm vui không khi nào quên được. "Tôi có thể cầu nguyện và cảm ơn thượng đế cho tôi còn sống." Chỉ một giọng hát của người lái đò đã cứu được mạng sống của danh ca Emma, và nhờ đó mà cô lại truyền lại niềm vui cho đôi bạn trẻ mà nhờ đó họ có những giây phút không thể quên mà mỗi năm họ đều nhớ đến và gửi thư cám ơn cô.
Vậy nên ai cũng có thể bất hủ, ta không có khả năng làm được một bài thơ hay thì ta có thể an ủi một em nhỏ, ta không thể sáng kiến ra phát minh ra máy móc thì ta có thể trồng một cây chuối một cây me bên vệ đường cho người đi đường có bóng mát và ăn trái. Trong đời sống luôn có những việc nhỏ nhặt như vậy cho ta làm, xã hội có nhiều người như vậy mới là xã hội văn minh.

Về tu tâm luyện trí, không chỉ là trau dồi về kiến thức, mà bạn còn phải rèn luyện óc thẩm mỹ và luyện cả tình cảm. Chắc ít ai từng nghe khái niệm này nhỉ. Ngoài ra, bác còn nêu ra một số điều kiện cách thức cần có để bạn có thể chuyên tâm rèn luyện bản thân. Thứ nhất là phải có sự cố gắng, không cố gắng thì bạn có đọc bao nhiêu sách, tham gia hội thảo,... nhưng bạn sẽ không nâng cao được trình độ. Thứ nhì, bạn phải có kế hoạch và chương trình hằng tháng, hằng tuần. Kế đến, phải làm hăng hái nhưng kiên trì làm, bớt giao du để dành cho mình một giờ tĩnh mịch. Và cuối cùng là bạn sống phải giản dị. Về kiến thức, bạn nên học thêm một sinh ngữ để để có thể dễ dàng tiếp cận với tài liệu vô tận có sẵn. Bác có kể ra một số tác phẩm tiêu biểu và khái quát về kiến thức khoa học phổ thông.

Phần tiếp sau mình chưa đủ trình đạt tới, bạn có thể tự đọc và cảm nhận nhé!

Mình nhận tư tưởng quan điểm của bác Lê cũng rất bình dị, không đến mức cao siêu, nhưng mình cảm thấy những tư tưởng đó khá là hợp với quan điểm của mình từ trước tới giờ. Thứ đến, vì hợp mà mình nảy sinh những quyết định thực hiện những điều tốt đẹp trước hết là đối với bản thân. Đọc xong quyển này, mình có động lực khá là lớn để thực hiện những việc mà mình ấp ủ, một trong những thứ rất tuyệt vời của nó là đã kéo được mình ra khỏi "vùng an toàn" của bản thân. 
  • Thứ nhất mình đã và đang làm một cái thư viện gia đình cũng khá khá đầu sách tự tay mình chọn lọc, mình lấy tên là "Gác sách Hiến Lê" - theo tên bác Lê mà chưa hỏi ý bác Lê, mong bác Lê bỏ quá cho. Mình cũng không có mục đích đọc hết chỗ đó, đọc xong chỗ đó lăn ra thành con ma FA :D. Mục đích nhỏ bé là mong cho thế hệ tiếp theo trong gia đình có thể tiếp cận với sách dễ dàng hơn. Đơn giản thế thôi là mình có thể "bất hủ" ở đời này rồi.
  • Thứ hai là cái hành trình "cãi lời" bác sĩ để trở thành marathoner trong ngót 2 năm. Mình vẫn đang tiếp tục nuôi dưỡng những mục đích xa hơn trong tương lai. Chạy bộ đem lại cho mình niềm hạnh phúc to lớn. Mặc dù khởi đầu với nó khá gian nan, nhưng giờ nó đã trở thành một thứ khó có thể thiếu với mình. Ngoài sức khỏe, chạy bộ còn rèn luyện mình rất nhiều về ý chí và sự kiên nhẫn. Mọi việc khi bạn đã quyết định làm thì phải tự tín vào bản thân, phải tin là mình có thể làm được, kiên trì làm lần lần bạn cũng sẽ tới đích, đừng nên có tâm lý mau thành sinh ra hỏng việc mà thất vọng.

Trong giang hồ có câu: "Nhập trí tầm Nguyễn Hiến, Nhập đạo kiến Thu Giang". Đối với mình, chữ trí thay bằng chữ chí thì thích hợp hơn. Ngày trước cũng có đọc sách của Thu Giang Nguyễn Duy Cần, mà bác ấy nghiêm nghị quá, đọc sách bác ấy mà chỉ sợ bác ấy trách phạt :D. Chứ mà hồi đó chịu kiên nhẫn "kiến" bác ấy thì giờ chắc nhân cách đầy mình rồi. 

Cái thú đọc sách không biết đã đến với mình bao giờ, mình cảm thấy nó khá thú vị. Nó sẽ thú vị hơn nữa khi bạn có thể tìm được một tác giả hợp với tâm trí, tình cảm của bạn. Chu Tử có câu rất đúng: Chọn tác giả là như chọn người yêu. Vì khi đọc sách, tác giả nghĩ gì, vui hay buồn, mừng hay giân thì bạn cảm thấy như là chính mình vậy. Bạn có bao giờ đang đọc một quyển sách, đột nhiên nghe tiếng gió xào xạc bên ngoài mà lòng bạn rộn ràng đến rạo rực chưa? :)_) (Nếu chưa thì cũng chẳng sao, vì cái thế giới này có đủ thứ để bạn dao động đến điên đảo rồi.) Nếu bạn chịu kiên nhẫn tìm cho mình một tác giả hợp với bạn, thì bạn khó có thể mà buông bỏ cái sở thích này. Cái sở thích mà "nhờ" nó mà đôi khi bạn bị cái xã hội thực dụng này xếp vào cái thể loại ảo tưởng và xa rời thực tế :)_)



Bảng quy đổi PACE cho các cự ly chạy

Việc chạy bộ không giống như chạy xe, việc đo tốc độ trong chạy bộ cũng vậy.
Ít ai lại hỏi: "mày chạy tốc độ bao nhiêu km/h". Không nhiều người chạy đủ 1 giờ để biết đường trả lời cho bạn.

Hai bài tập chạy bộ mới dưới mưa Sài Gòn

Ngay sau khi quyết định bỏ ra một số tiền không nhỏ để tham gia HCMRUN 2017 sắp tới thì mình mới có thêm xíu xiu động lực để luyện tập một cách nghiêm túc hơn.

Ngày đầu tiên tập nghiêm túc là ngày hôm nay, quyết tâm về sớm mặc dù bla bla... thế mà ông trời lại hơi phụ lòng một con người nghiêm túc như mình. Kẹt xe mất gần 45' mới về tới phòng trong khi thường ngày chỉ cần 20', Về tới phòng thì bắt đầu mưa lắc rắc.

Tôi nói gì khi nói về chạy bộ

"Tôi có một niềm tin mạnh mẽ vào sự thật!"
Quay về lịch sử hơn 40 năm trước, tôi làm một phép hoán đổi nho nhỏ giữa Việt Nam và Triều Tiên, tất nhiên phải tương đồng thì mới hoán đổi. Và tôi chỉ nói đến Triều Tiên, Việt Nam bạn quá rõ rồi.
Trước 1945, Nhật Bản thôn tính Triều Tiên. Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, Triều Tiên độc lập dưới sự quản lý của đồng minh. Triều Tiên phân thành hai vùng, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới phân chia,

Điều gì xảy ra nếu không có số 2!


1. Đồng nghĩa với việc bộ số nguyên tố mất đi một số nguyên tố chẵn duy nhất.
3. Hợp số từ nay cũng chỉ toàn số lẻ vì lẻ nhân lẻ chẳng bao giờ ra chẵn được. Dãy số mất đi một nửa vô tận, mặc dù nó vẫn vô tận nhưng sự vô tận này thật vô nghĩa, nó có vô tận thì cũng chẳng bao giờ bù vào khoảng trống mà số chẵn để lại.

Ngộ nhận toán học…

Số 0,99(9) là số thập phân vô hạn tuần hoàn và là số hữu tỉ??! 


Ngày xưa mình từng được dạy là bất kỳ số thập phân vô hạn tuần hoàn nào cũng có cách chuyển về phân số, có công thức đàng hoàng nhe. Điều đó thực ra hoàn toàn không chính xác lắm với 0,99(9).

Câu chuyện nghĩa địa – Neil Gaiman

Trong mỗi khu nghĩa địa đều có một ngôi mộ thuộc bọn quỷ nhập tràng. Nếu đi lang thang trong nghĩa địa đủ lâu thì bạn sẽ tìm thấy nó – một ngôi mộ lớn, ẩm mốc, với tấm bia nứt rạn hoặc vỡ nát, xung quanh là những búi cỏ lởm chởm hoặc cây dại um tùm, và khi đến gần, bạn sẽ thấy nó toát lên cảm giác hoang phế.

Hoàng tử bé


Người ta chỉ nhìn thấy thật rõ bằng trái tim. Cái cốt yếu thì con mắt không nhìn thấy… Chính thời giờ cậu đã mất cho đóa hồng của cậu làm cho đóa hồng của cậu quan trọng đến thế… Cậu không được quên, cậu có trách nhiệm về những gì cậu đã cảm hoá. Cậu mãi mãi có trách nhiệm với đóa hoa hồng của cậu… Khi 1 người yêu 1 đóa hoa duy nhất trong hàng triệu triệu ngôi sao, thì chỉ nhìn những ngôi sao là đủ làm cho anh ta hạnh phúc. Anh ta nghĩ: “đoá hoa của mình ở đâu đó trên kia”.

Chuyện Despereaux – Kate Dicamillo

Công chúa Hạt Đậu cúi xuống nhìn Despereaux. Nàng mỉm cười với chú. Và trong khi cha nàng chơi một bài hát khác, bài hát về hoàng hôn rơi phủ trên những bức tường khu vườn thiu ngủ, thì công chúa vươn tay ra chạm vào đỉnh đầu chú chuột nhắt.
Despereaux ngước nhìn nàng đầy kinh ngạc. Hạt Đậu, chú khẳng định, trông y như công chúa xinh đẹp trong cuốn sách thư viện vậy. Công chúa mỉm cười với Despereaux lần nữa, và lần này, Despereaux cười lại.