Hai bài tập chạy bộ mới dưới mưa Sài Gòn

Ngay sau khi quyết định bỏ ra một số tiền không nhỏ để tham gia HCMRUN 2017 sắp tới thì mình mới có thêm xíu xiu động lực để luyện tập một cách nghiêm túc hơn.

Ngày đầu tiên tập nghiêm túc là ngày hôm nay, quyết tâm về sớm mặc dù bla bla... thế mà ông trời lại hơi phụ lòng một con người nghiêm túc như mình. Kẹt xe mất gần 45' mới về tới phòng trong khi thường ngày chỉ cần 20', Về tới phòng thì bắt đầu mưa lắc rắc.



Cuối cùng thấy việc chạy vẫn là điều nên làm nhất lúc này, mang giày và chạy thôi. Chạy dưới mưa cho bạn cảm giác ai cũng chú ý đến bạn, bởi vì bạn thật không bình thường, bất thường hoặc phi thường... Đó là cảm giác của bạn thôi chứ thực là chẳng mống nào quan tâm, bởi vì họ còn đang lo bực bội với cơn mưa, lo cho cái xác họ khỏi bị ướt và chóng được về nhà.


Lan man vậy thôi chứ chưa bao giờ chạy trời mưa to vậy, giờ đang sụt sịt có cảm giác ngày mai đờ người cho xem.

Vì thời tiết thât thường nên cũng tập bài tập chạy không bình thường,

1. Bài tập sóc hông và phục hồi tại chỗ:
Bài tập này là sự kết hợp giữa việc tạo ra sự đau hông và việc tìm cách xử lý cơn đau mà không phải bỏ cuộc giữa chừng. Chẳng hiểu mình theo đuổi nghiệp chạy cũng một thời gian không ngắn mà vẫn xảy ra tình trạng đau hông. Sau khi tìm hiểu lý thuyết và thực hành bản thân thì mình thấy nguyên nhân thực sự là do cơ hoành co thắt gây ra cơn đau ở 1 hoặc 2 bên hông. Mà nguyên nhân làm cơ hoành co thắt thất thường là do chạy nhanh khiến nó co thắt mạnh hoặc do khí oxy cung cấp không đủ.
Bạn chỉ cần chạy nhanh ngay khi mới bắt đầu chạy, tức là không khởi động làm nóng, hoặc nhịp thở bạn gấp, cũng phần nhiều do khi bạn chạy nhanh nhịp thở bạn sẽ gấp. Mình đã thành công trong việc tạo ra cơn đau không những một mà 2 bên hông trong bài hôm nay nhưng mình vẫn có thể tiếp tục chạy tương đối bình thường.
- Làm giãn cơ hoành trong lúc đang chạy, bạn chỉ cần đưa cánh tay ở phía bên hông đau lên gáy, trông hơi dị nhưng khá hữu ích. Mình mới nghĩ ra một phương pháp mới nhưng chưa kiểm chứng đó là 2 cánh tay giang hơi rộng thay vì khép sát vào hông, có vẻ nó cũng làm giãn cơ hoành.
- Hít thở sâu và theo nhịp tất nhiên nếu nhịp thở gấp thì bạn phải giảm tốc độ hoặc chạy chậm lại
- Lấy ngón tay chọc vào chỗ đau giống như massage, ngày trước cứ nghĩ do lục phủ ngũ tạng xáo trộn gây ra đau nên không dám tiếp tục chạy, giờ biết chính xác là không phải.

2. Bài tập Run-Walk-Run
Do thực hiện bài tập trên nên việc thực hiện bài tập này là hoàn toàn phù hợp, vì giữa các cơn đau cần có thời gian nghỉ đi bộ. Mình mới xem kỹ thuật này trên một số trang nước ngoài, thấy nhiều người áp dụng phương pháp này để chinh phục cự ly marathon, một số người còn dùng phương pháp này cải thiện tốc độ chạy các cự ly 10, 20 km. Nó làm tăng pace của bạn nếu bạn biết tỉ số giữa thời gian chạy và đi bột thay vì bạn luôn chạy không nghỉ. Nó giống như hàm bậc 2 có cực trị. Cái này cũng có lý nhưng chưa thực sự áp dụng cân đo đong đếm nên chưa biết chính xác thế nào.